Khi tằm chín vàng, được bắt lên né đóng kén, phải thật nhanh tay để tằm tránh khỏi cay mắt.
Né là tấm phên đan bằng tre, có những lỗ hổng vuông rộng mỗi bề độ mười phân. Nhặt tằm đã chín bỏ vào né, đem để ra chỗ hơi có ánh nắng. Khi tằm đang đóng kén, người nuôi phải “hong nắng” và “sưng sấy” sao cho kén khô, thơm để khi ươm tơ kén không bị tan, cho sợi tơ vàng óng, thuận lợi cho người ươm tơ.Thiếu ánh nắng, tằm làm kén không được đẹp, vì trước khi nhả tơ làm kén, tằm… đi tiểu lần đầu và là lần cuối trong đời tằm rồi mới bắt đầu làm kén. Ánh nắng nhẹ làm khô nước tiểu tằm và kén sẽ có màu vàng đỏ rất đẹp; trái lại nếu tằm chín phải ngày mưa, phải để né ở trong nhà thì kén có màu không được tươi, vì chất nước tiểu tằm thấm vào kén. Nhưng cũng chỉ canh để cho ánh nắng nhẹ thôi, nắng nóng tằm cũng chết mà không làm kén được.
Tằm tự gắn nó trên né để nhả tơ đóng kén trong khoảng thời gian 3-8 ngày.
Tằm có một cặp tuyến nước bọt đặc biệt được sử dụng cho việc sản xuất tơ, chất lỏng protein trong suốt, nhớt được tiết ra qua các lỗ hở gọi là lỗ nhả tơ trên phần miệng của con tằm.
Đường kính của lỗ nhả tơ xác định độ dày của sợi tơ, được nhả thành một sợi dài liên tục. Chất lỏng đông cứng lại khi tiếp xúc với không khí và tạo thành một cặp sợi tơ protein. Các tuyến tiết ra một cặp một chất lỏng thứ hai gọi là sericin, một dạng sáp kết hai sợi tơ với nhau, bảo vệ sợi tơ và kén tằm.
Đều đặn trong vòng bốn ngày liên tiếp, con tằm xoay cơ thể của nó trong một chuyển động hình số 8 khoảng 300.000 lần, xây dựng nên một cái kén và nhả ra khoảng một km sợi tơ rồi hoá nhộng hoàn toàn. Cái kén tằm được tạo ra để giúp con tằm chống đỡ ngoại cảnh bên ngoài và kẻ thù tự nhiên.Tằm cả đời chỉ vất vả chăm lo cho việc ăn của mình, kế đó là làm sao có được cái tổ kén vàng bền đẹp, bên ngoài là các sợi tơ óng mượt, bên trong là một lớp vỏ mịn màng và không kém phần bền chắc, để rồi đến cuối của vòng đời, tằm sẽ yên nghỉ một cách bình an trong đó, kệ cho tạo hóa xoay vần “thành nhộng”. Cả vòng đời của tằm vất vả như thế đó. Khi tằm chín vàng bắt đầu làm kén thì nó tròn và dài độ bằng ngón tay út. Khi nó làm kén xong thì tằm thu hình lại, ngắn còn bằng nửa ngón út, lột lớp da tằm ra trở thành con nhộng, mình tròn mập, thon hai đầu, không cánh không chân không mắt, chịu nằm tù trong kén.
2.Kéo sợi
Sau đó tơ nõn sẽ được se với nhau, tùy theo tính chất, số lượng sợi và vòng xoắn để mắc cửi rồi dệt thành các loại hàng vải khác nhau.
Từ khi tằm nhả tơ cho đến lúc dệt thành vải phải trải qua nhiều giai đoạn: ươm tơ, lấy tơ, nhập tơ, guồng tơ, đánh ống, mắc cửi … rồi nối cửi, rồi dệt.
Tơ tằm được cuộn lại thành những nén tơ hoặc ống tơ. Tùy theo chất lượng tơ, cách xử lý sợi tơ và cách xoắn sợi tơ, người ta sẽ có được những loại tơ với tên gọi và chất lượng khác nhau.
Cách gọi dân gian:
Sợi mốt: là sợi tơ to, dùng để dệt dọc để dệt không bị đứt.
Sợi mành: là sợi nhỏ, dùng để dệt ngang, lụa đều, không bị chỗ dày chỗ mỏng.
Sợi đũi: là sợi của kén cắn tổ, không ươm tơ được, xù xì, thô hơn.
Cách gọi theo phương thức se sợi:
Sợi đơn: là kết quả của quá trình xoắn 1 sợi tơ thô. Sợi được xoắn dạng này gọi là sợi nhiễu, mousseliness , hay là sợi the xoắn.
Sợi khổ: là sợi thu được từ quá trình xoắn hai hay nhiều sợi tơ thô. Những sợi tơ này được sử dụng để dệt ngang.
Sợi xoắn: là sợi khổ được xoắn chặt
Sợi se 2 lần: 2 hay nhiều sợi đơn được se thành một sợi sau đó chúng được chập đôi bằng quá trình xoắn ngược, phần lớn dùng để dệt dọc.
3.Dệt lụa
Kiểu dệt cổ truyền của Việt Nam là phối hợp, pha trộn các loại sợi dọc và ngang để tạo ra những mặt hàng khác nhau. Người thợ khi dệt phải dùng tay đưa, chân dận cùng lúc.
Suốt là ống cuốn chỉ, nằm trong ruột con thoi để nhả sợi. Dụng cụ sản xuất căn bản là khung cửi gỗ “ con cò “, dệt ra loại hàng vuông, thô, mỏng, chừng 40 hay 60 cm ( Con cò đặt ở trên và chính giữa khung dệt để thẳng sợi, làm chuẩn cho cái go khỏi lệch ) Những vuông lụa mới dệt xong gọi là lụa mộc, chỉ có màu trắng ngà hay vàng mỡ gà của tơ, được đem nhuộm sau.
4.Tẩy nhuộm màu
Ngày nay, kỹ thuật nhuộm hiện đại đem lại cho lụa tơ tằm những màu sắc đa dạng và rực rỡ hơn nhưng dù sao trong sâu thẳm tâm hồn người dân Việt, những màu sắc mộc mạc thiên nhiên vẫn được ưu ái quay về tìm kiếm.
5.Thiết kế
6.Tranh lụa thêu tay